Bách khoa toàn thư về Sen đá
Chắc hẳn là bạn phải biết về sen đá [succulents], hoặc chí ít là đã thấy chúng một lần trong đời. Ai mà bỏ qua được sự đẹp mắt với vóc dáng nhỏ xinh, và lời quảng cáo như rót mật vào tai của các hàng bán cây: “Sen đá dễ trồng lắm” nhỉ? Nhưng định luật Murphy không chừa một ai và thực tế luôn đáng buồn hơn chúng ta kỳ vọng. Những chú sen đá từ béo ú dần gầy rộc, mất màu và về với chầu tiên tổ, bỏ lại chúng mình – những tâm hồn buồn bã với chiếc chậu cô đơn.
=> Xem thêm: Các nguyên nhân khiến Sen đá chết
Ấy thế mà sen đá dễ trồng thật, dễ trồng khi chúng mình hiểu về đặc tính của chúng và có tình yêu cho lũ mập ấy. Vậy nên nếu bạn cũng đồng nghiện như mình, muốn phục thù hay mong muốn chăm sóc thật cẩn thận bầu sen đá bạn được tặng, thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của sen đá
Sen đá là gì?
Sen đá hay còn gọi là Liên đài, hoa đá (tên tiếng anh: succulents) là các loài thực vật mọng nước hoặc đôi khi được gọi bằng cái tên khá dễ cưng trong giới khoa học: thực vật béo – do chúng có những thành phần dày và tích nước hơn bình thường.
Cái tên sen đá được sử dụng tại Việt Nam do đặc tính về hình dạng và môi trường sinh sống của chúng. Phần lá của cây được xếp dạng đài hoa sen với nhiều màu sắc khác nhau, và sen đá ưa sống ở những nơi khí hậu khô, ít dinh dưỡng như vách đá, hoang mạc.
Ý nghĩa của sen đá trong phong thủy và đời sống
Với thể chất phi phương và dánh hình giống đài sen (thường đi liền với hình ảnh của đức phật) của mình, trong phong thủy, sen đá là biểu tượng của sự đầy đủ và phú quý cùng với những điều lành. Bên cạnh đó, do đặc tính sống ở những khu vực cằn cỗi, dễ nhân giống sinh sản, được coi như đại diện của sự vĩnh cửu trong tình yêu. Vì vậy, đây là loài cây được mọi người ưa chuộm khi chọn làm tặng phẩm trong các dịch lễ như sinh nhật, tân gia.
Trồng sen đá có lợi ích, tác dụng gì?
Sau khi cây đã ổn định, bạn sẽ không cần tốn nhiều công để chăm sóc chúng, vậy nên sen đá là lựa chọn rất phù hơp để trồng trong chậu và tạo những góc nhỏ xinh xắn. Sự đa dạng và tươi mới từ sen đá sẽ giúp đánh bay những muộn phiền, giúp chúng ta thêm năng lượng và thêm động lực làm việc (để trồng nhiều sen hơn chẳng hạn?)
Sen đá giữ dáng lâu, nên bạn có thể tạo tiểu cảnh, làm tranh treo tường như tranh, vòng hoa trang trí cửa ngày giáng sinh và rất nhiều ứng dụng khác.
Có bao nhiêu loại sen đá? Phân loại những loại sen đá phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loại sen đá trên thị trường, cực đa dạng về hình thái, màu sắc. Nhưng ở đây mình xin phép chia các loại sen đá theo tính chất của chúng nhé!
Phân loại sen đá theo bộ rễ
Theo quan sát mình hiện sen đá có 3 dạng rễ chính:
1/ Sen đá rễ chùm, rễ nhỏ, lan rộng: đây là loại phổ biến nhất bạn có thể bắt gặp ở bất cứ giống sen đài nào, và cả sedum, ví dụ như là sen cúc, hồng phai, bắp cải, pinklady và cả ngọc ngân.
2/ Sen đá rễ chùm dạng cây dù: tức là bên cạnh dạng chùm, cây sẽ phát triển thêm 1 chiếc rễ chính to hơn hẳn, đâm sâu vào lòng đất ví dụ như các loại hồng có phấn.
3/ Sen đá rễ chùm, với các rễ to: thường gặp nhất ở các giống Haworthia, ví dụ như cây móng rồng, hàm cá sấu,Phân loại theo tên tiếng anh: Cái này có thể nói là dễ phân loại nhất, cũng là cách cho những con nghiện sen đá chúng mình tìm hiểu kỹ hơn, đảm bảo nuôi cây nào sống cây đấy.
Echeveria:
Phân loại theo quốc tế
Cái này có thể nói là dễ phân loại nhất, cũng là cách cho những con nghiện sen đá chúng mình tìm hiểu kỹ hơn, đảm bảo nuôi sen nào sống sen đấy.
Echeveria:
– Đẻ con quanh chân lá (gốc),
– Cấu trúc lá xếp tại cuống khá thưa. Lá dày, dạng thìa với viền lá mêm mại.
– Hoa thường mọc từ phần cuống lá, hoa có dạng chuông tròn, ra hoa hàng năm.
Aeonium:
– Tạo cây mới bằng cách hủy đỉnh
– Cấu trúc lá xếp dày, lá cây tròn và dệt, có long tơ dày tại viền lá.
– Tháp hoa dạng nón, hoa có dạng giống bông cúc màu sắc hoa nghiêng và chỉ ra hoa 1 lần trong đời.
Senecio:
– Thân dạng rủ, chuỗi: cụ thể như chuỗi ngọc, chuỗi cá heo
Crassula:
– Cực dễ sống, cây con sinh ra tại viền lá (ví dụ như cây lá bỏng)
Sempervivum:
– Cây con mọc quanh chân lá, lá cây thuôn dài và nhọn, thường lên màu ở đuôi lá, viền lá có lông nhỏ và thưa.
– Cành mọc từ tâm cây, dạng tháp dài. Bông hoa hình dạng hoa cúc với tông hồng.
Kalachoe: Lá mỏng, xếp dày theo chiều dọc, xếp đối xứng nhau: cụ thể: sen tứ phương.
Hawarthia: cây dạng đài, lá dài và mọng nước, có 1 số giống haworthia có lá trong suốt có thể nhìn qua lá.
Sedum: thường mọc thành bụi dày san sát nhau. Cây sống khỏe và tốt.
Cotylendo:
– Thân dài, hơi dạng gỗ
– Lá cây thưa và xếp so le, lá mập, có lớp lông nhưng bao phủ.
Và các loại sen đá hiếm khác
<Thông tin được lấy từ succulentsbox.com, bản dịch thuộc về nangtrongvuon.com>
Trồng sen đá có dễ không? Cách trồng
Sen đá tưởng dễ mà khó tưởng khó mà dễ, thực tế cho thấy tuy là loài cây sống được ở khí hậu khô nhưng cũng là 1 loài cây khó thích nghi được việc thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vậy nên có thể nói Việt Nam không phải là môi trường sống lý tưởng mấy chú cây béo này. Vậy làm cách nào để để có những chiếc sen khỏe mạnh? Hãy để tớ bày cách giúp bạn nhé!
Trồng sen đá từ a tới z
Nếu bạn mua sen đá từ nhà vườn, khi cây về, mình cần kiểm tra kỹ xem sen có bệnh hay bị shock nhiệt không. Sau đó, bạn nên được xử lý sơ bằng cách tỉa bớt rễ và phơi khô, giúp kích thích chúng ra rễ.
=> Xem bài chi tiết Chữa bệnh cho sen đá – shock nhiệt, nấm xử lý như nào.
Chọn nhà cho cây: chậu sen đá như nào là hợp, giá thể nên trộn như nào?
Vì là dân xứ cao nguyên, sống nơi cằn cỗi, nên sen đá không chịu được sướng. Tức là: sen đá không ưa môi trường có quá nhiều dưỡng chất cũng như là có độ ẩm cao, chúng cũng không thích được cung phụng được che mưa che nắng quá thường xuyên. Tuy là sen đá có thể chịu hạn rất tốt, nhưng mà chúng mình hướng tới những chú sen béo mập và lên màu rực rỡ nên chúng mình vẫn cần có 1 lịch cấp ẩm phù hợp nhé.
Chậu của sen đá nên là chậu gốm, sứ, cao ít nhất khoảng 7-9cm, đường kính khoảng 5 cm để giúp cây có đủ không gian phát triển.
Về giá thể sen đá: Sen đá ưu đất dinh dưỡng nhưng là các loại dinh dưỡng tan chậm, hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại đất trồng sen đá bán sẵn, bạn có thể mua sẵn. Còn nếu bạn giống mình, ưa tự tay trộn đất cho cây, thì có thể tham khảo công thức trộn đất sau của mình nhé.
Thành phần giá thể: Đá Perlite, đá pumic, (có thể thay bằng xỉ than đã qua xử lý) trấu hun, xơ dừa, phân bò khô, phân trùn quế, đất với tỉ lệ: 1:1:4:1:1:1:1.
=> Trồng cây là dễ – cách trồng sen đá ở miền Bắc chi tiết.
Cách trồng
Trước khi cho đất trồng bạn đã chuẩn bị sẵn, hãy để những viên đá núi lửa to, nhẹ ở đáy chậu để tạo không gian thoáng cho sen đá. Khi đá đã cao đến 1/3 chậu mới cho đất trồng bạn đã chuẩn bị vào cho đến khi đất cao đến 2/3 chậu. Lúc này bạn mới bắt đầu cho sen đá vào, 1 tay giữ cây, 1 tay thêm đất vào gốc cây dần dần sao cho lấp đầy miệng chậu. Nhớ ấn nhẹ đất để lèn đất cố định cây. Bạn có thể rải thêm 1 lớp đá xốp giúp cây giữa ẩm, và tránh đất bắn bẩn ra ngoài hay dính vào cây khi tưới nước.
Sau khi trồng cây, hãy để cây ở vị trí thoáng gió, nắng nhẹ, không tưới cây trong 2-3 ngày đầu. Sau đó lên lịch tưới cây cố định phù hợp. Chú ý khi tưới tránh tưới vào lá cây mà hãy tưới vào gốc cây.
Làm sao để sen đá lên màu?
Để cây có thể lên màu đẹp nhất, hãy chăm chỉ cho cây tắm nắng và được sống trong môi trường thoáng khí. Sen đá thường lên màu đẹp nhất tại thời điểm nhiệt độ trong khoảng 18 – 26oC.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về những chú bé mập của thế giới các loài cây. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sen đá hữu ích. Hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo của chuyên mục sen đá nhé!